[NDS] Castlevania – Order of Ecclesia

Cửa hàng game Nintendo nShop

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

LethalRedArmy

Nấm bình thường
Copyright © 2009 LethalRedArmy

  • Game: Castlevania – Order of Ecclesia
  • Thể loại: Action
  • Hệ máy: Nintendo DS
  • Phát triển: Konami
  • Phát hành: Nintendo
  • Phiên bản: US
  • Ngày: 21.10.2008
Story
Cốt truyện vẫn xoay quanh sự hồi sinh của Dracula, và cứ mỗi lần như vậy, dòng họ Belmont với cây roi Vampire Killer lại đứng lên chiến đấu tiêu diệt Dracula. Tuy nhiên, vào khoảng thế kỷ XIX, vì 1 lí do nào đó, dòng họ Belmont đã không thể sử dụng được uy lực của Vampire Killer, vì thế Vampire Killer cũng trở nên mất tác dụng. Trước tình hình đó, rất nhiều giáo phái khác đã đứng dậy chiến đấu chống lại Dracula với nhiều cách khác nhau, nhưng đa số đều thất bại. Chỉ có 1 mình giáo phái Ecclesia là thành công hơn cả với Dominus – thứ vũ khí tối thượng có thể tiêu diệt được Dracula.
Vào 1 ngày, chưởng môn Barlowe quyết định triệu hồi Shanoa – đệ tử ưu tú nhất – đến để giao Dominus. Nhưng Albus – 1 đệ tử khác trước đó được chọn là người sở hữu Dominus – lại không bằng lòng với quyết định này. Giữa buổi lễ chuyển giao, Albus đã đột ngột xuất hiện, lấy cắp Dominus và tuyên bố rời bỏ giáo phái. Sau đó, Barlowe đã yêu cầu Shanoa đuổi theo ngăn chặn Albus và thu hồi Dominus. Từ đó mọi chuyện bắt đầu.

Graphics

Vẫn thiết kế theo kiểu 2D như 2 phiên bản trước trên NDS, đồ họa của CvOE vẫn giữ nét đặc trưng riêng với lối kiến trúc gothic, kết hợp với khả năng tương tác với các vật thể và các hiệu ứng đồ họa ấn tượng. Phần cảnh vật cũng như bản đồ, có 1 số được lặp lại, chỉ khác về màu sắc và bố cục. Điểm đáng chú ý là ở phần nhân vật, không được vẽ theo lối anime/manga như 2 phiên bản trước, thay vào đó là nét vẽ cổ điển theo phong cách châu Âu trung cổ, khá giống với kiểu vẽ của Ayami Kojima.

Gameplay

Khác hẳn với 2 phiên bản DS trước, nhân vật chính ở CvOE không sử dụng vũ khí và phép thuật, mà thay vào đó là Glyph – 1 dạng bùa phép. Glyph ở đây thực ra là sự tổng hợp của vũ khí và phép thuật, được chia thành các bộ kiếm, giáo, cung, búa, băng, lửa, sấm sét… với từng cấp độ mạnh yếu khác nhau. Ta có thể trang bị cho nhân vật 2 Glyph cùng 1 lúc – giống hoặc khác nhau – từ đó có thể sử dụng 1 loại, hoặc kết hợp đánh combo. Ngoài ra còn có chế độ Glyph Union – sử dụng đồng thời 2 Glyph, tạo ra các tuyệt chiêu mạnh hơn. 1 số Glyph có tác dụng như các kĩ năng (skill). Tuy nhiên cũng có nhiều Glyph hết sức… tệ hại và chả rõ có tác dụng gì. Glyph có thể được tìm thấy trong quá trình chơi, và lấy từ kẻ thù.
Việc sử dụng Glyph sẽ tiêu tốn 1 lượng MP, và MP sẽ tự phục hồi. Còn Glyph Union sẽ tiêu tốn Heart. Vấn đề này xem chừng đơn giản nhưng cũng phải để ý. Vì sao thì chơi sẽ biết.

Kẻ thù trong game cũng khá nhiều và phong phú. Nhưng đa số được lấy từ Symphony of the Night, cộng thêm 1 số gương mặt mới được tái chế hoặc tổng hợp từ những quái vật khác. Ngoài việc là kẻ thù, lũ quái vật còn là đối tượng để ta đánh kiếm EXP, Glyph, tiền cũng như vũ khí vật dụng. Và tỉ lệ lấy được các thứ này tất nhiên cũng phụ thuộc rất nhiều vào may rủi.

Cách chơi cũng vẫn như vậy: theo dõi sự kiện, tìm đường, đi thám hiểm, diệt trùm và dẫn đến ending. Ending cũng có good ending và bad ending, tùy thuộc vào cách chơi của chúng ta. Cảnh vật được mở rộng hơn, ta sẽ chiến đấu ở từng địa điểm, vùng đất khác nhau trên bản đồ lớn, chứ không còn bị bó hẹp trong 1 lâu đài hay các bức tranh như 2 phiên bản trước. Trong quá trình chơi, ta có thể thực hiện các Quest. Tuy nhiên, Quest ở đây chủ yếu là để kiếm tiền, kiếm đồ hoặc tìm nguyên liệu, do đó không có gì đặc sắc cho lắm. Đồ dùng trong game nói chung cũng nghèo nàn và ít ỏi, cụ thể ra sao khi chơi sẽ thấy.

Về độ khó: đây là 1 vấn đề đáng lưu tâm. Độ khó nói chung của game ở mức bình thường, không có gì đáng chú ý. Đối với trùm, nếu đánh không cẩn thận thì sẽ thua rất nhanh chóng, tuy nhiên, nếu chịu khó chú ý quan sát để bắt bài thì có thể hạ trùm 1 cách dễ dàng mà không tốn 1 giọt máu nào (trường hợp toàn thắng như vậy sẽ được thưởng 1 medal, nhưng chả hiểu để làm gì, chắc trưng cho đẹp). Trong game có 1 địa điểm rất thử thách là Large Cavern. Quái vật ở đây rất nhiều và cực mạnh, trúng 2-3 đòn là tiêu, hơn nữa phải đi 1 lèo từ đầu đến cuối, không có Save Point để hồi phục HP hay MP. Do đó, trước khi vào đây, nhân vật phải có Level cao (45 trở lên) và phải mua thật nhiều đồ ăn thì mới có cơ hội sống sót.

Sau khi hoàn thành game với good ending, ta sẽ unlock được nhiều thứ mới, trong đó dĩ nhiên có nhân vật mới – đó là Albus. Đây là 1 nhân vật rất lợi hại, do đó CvOE là 1 trong số ít game của dòng Castlevania mà nhân vật phụ có phần mạnh hơn nhân vật chính.

Music
Âm nhạc trong CvOE khá đặc sắc, rất phù hợp với các tình huống của game. Bạn sẽ cảm nhận được điều đó qua những giai điệu như Serenade of the Hearth, Emerald Mist, A Clashing of Wave, Rhapsody of Forsaken, Dissonant of Courage, Lament to the Master, Sapphire Elegy, Order of the Demon,… Bên cạnh đó bạn còn được nghe lại những giai điệu của các bản nhạc trên hệ máy NES ngày xưa (phiên bản Castlevania đầu tiên) như Vampire Killer, Stalker, Nothing to Lose,… Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân của tôi, âm nhạc của CvOE chỉ ở mức trung bình, và nghe cứ thế nào ấy.

Overall
Tuy có những nhược điểm đã kể trên, nhưng với các ưu điểm riêng của mình, CvOE là 1 trong những game hành động hay mà bạn không nên bỏ qua. Nhưng theo cảm nhận cá nhân của tôi, CvOE vẫn có 1 cái gì đấy làm mất đi tính chất đặc trưng của dòng Castlevania, và đây là phiên bản mà tôi ít chơi lại nhất (tính ra chỉ chơi 3 lần). Còn lại, hay dở thế nào, các bạn hãy chơi và tự cảm nhận.

Đánh giá chung
  • Story: 10/10
  • Graphics: 8/10
  • Gameplay: 7/10
  • Music: 7/10
  • Overall: 7.5/10
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Bình luận bằng Facebook

Pokémon Center

Pokémon Center Việt Nam

Cộng đồng Facebook của NintendoVN

Top