Fire Emblem (Mộc Đế)

Cửa hàng game Nintendo nShop

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Kawaii

Super Princess Peach
Sơ lượt về dòng game Fire Emblem



- Fire Emblem (tiếng Nhật là Faiā Emuburemu) là một dòng game nhập vai chiến thuật được phát triển bởi Intelligent Systems (và cả Shouzou Kaga), đồng phát triển Advance Wars (và dòng này cũng có vài đặc tính chiến thuật tương đồng với Fire Emblem), và được phát hành bởi Nintendo Co., Ltd. Dòng Fire Emblem khá nổi tiếng với tính sáng tạo trong một game chiến thuật nhập vai đầu tiên, ảnh hưởng khá nhiều bởi văn hóa Trung cổ phương Tây. Cả dòng game cũng được đánh giá cao nhờ sở hữu những nhân vật được phát triển rất có chiều sâu, cùng với tính mô phỏng chân thực - khi các nhân vật thắng thua, yêu ghét, và sống chết đều có giá trị mãi đến khi game kết thúc. Dòng game hiện đã đến game thứ mười, và đã được phát hành trên các hệ máy Famicom, Super Famicom, Game Boy Advance, GameCube và Wii. Nintendo cũng đã cho xuất hiện một game Fire Emblem dành cho Nintendo DS, remake của game Fire Emblem đầu tiên, Fire Emblem: Ankoku Ryū to Hikari no Tsurugi; cũng là game Fire Emblem đầu tiên có tính năng chơi mạng.

- Hầu hết toàn bộ dòng game đều chỉ ra mắt công chúng tại Nhật. Fire Emblem, tựa game thứ 7 của dòng, trở thành tựa game Fire Emblem đầu tiên được phát hành trên tòan thế giới vào năm 2003, một phần là nhờ vào việc các nhân vật Fire Emblem Marth và Roy xuất hiện trong Super Smash Bros. Melee. Được phát hành ngoài Nhật chỉ với cái tên giản đơn Fire Emblem, game được thiết kế riêng cho những ai mới làm quen với dòng game, mười chương đầu tiên của game được thiết kế để giới thiệu với người chơi gameplay. Tất cả các tựa Fire Emblem kể từ đó về sau đều được phát hành trên toàn thế giới.

- Khi được truyền bá đến Việt Nam, được fan đặt cho một cái tên mang nhiều hàm ý sâu xa mà đến tận bây giờ nhiều người vẫn chưa lý giải nỗi. Nhưng chúng ta vẫn tạm gọi Fire Emblem là Mộc Đế một cái tên địa phương...

- Các game Fire Emblem đã được đánh giá cao; Fire Emblem được đánh giá 9,5 điểm bởi IGN vào năm 2003. Tuy nhiên, những game sau này dần nhận được điểm thấp hơn. Trên Game Rankings, Fire Emblem được 88%, The Sacred Stones 85%, và Path of Radiance được 86%. Giới phê bình chào đón những phát triển nhân vật và cốt truyện nhưng đánh giá thấp về khả năng chơi mạng của game. Những lời đánh giá cũng rất tiêu cực với đồ họa 3D của Path of Radiance. Vào năm 2006, Fire Emblem: Monshō no Nazo xuất hiện trong danh sách 100 game top của Famitsu, đứng thứ 68.

- Vào tháng 2 năm 2008, Radiant Dawn ghi kỉ lục game Wii bán chạy nhất trong tuần, với 73.359 bản.

- Tranh cãi nổ ra năm 2001 khi Shouzou Kaga, một trong những nhà phát triển chính của dòng, rời Nintendo tìm đến Tirnanog, một studio độc lập. Game đầu tiên của ông tại đây là Tear Ring Saga trên hệ PlayStation, một game vay mượn rất nhiều yếu tố từ dòng Fire Emblem cả mặt đồ họa lẫn gameplay. Game ban đầu rất giống với một game Fire Emblem, với cái tên phát triển Emblem Saga. Nintendo đề đơn kiện Tirnanog và nhà phát hành game Enterbrain trong hy vọng nhận được 2 triệu USD vì Tear Ring Saga đã vi phạm bản quyền của Nintendo. Nintendo thua kiện, và Tirnanog sau đó cho ra một hậu bản mang tên Tear Ring Saga: Berwick Saga.

Gameplay - Turn Based Strategy



- Fire Emblem là một dòng game chiến thuật dàn trận theo lượt cổ điển trong đó bao hàm việc di chuyển các đơn vị quân trên một bản đồ được tính ô sẵn để hoàn thành mục tiêu đề ra như chiếm đóng một căn cứ, sống sót qua một số lượt, hay tiêu diệt trùm. Nhiều yếu tố của một game console nhập vai truyền thống cũng hội tụ trong dòng; điển hình là người chơi có thể dùng tiền để mua vũ khí và vật dụng từ các cửa hàng, viếng thăm các làng mạc và thành phố, trò chuyện với các nhân vật, và chuyển đổi trang bị.

- Hệ thống chiến đấu được thiết kế dựa trên nguyên tắc bao - búa - kéo, với mỗi loại vũ khí đều vừa có lợi thế lẫn bất lợi đối kháng lẫn nhau. Tính từ Fire Emblem: Seisen no Keifu cho đến game mới nhất của dòng, Fire Emblem: Radiant Dawn, hệ tương quan vũ khí này là giáo thắng gươm, gươm thắng rìu, và rìu thắng giáo. Cung là loại vũ khí không bị ảnh hưởng bởi hệ tương quan trên, có khả năng tấn công xa, gây sát thương lớn đến những đơn vị không quân như pegasi and wyverns, nhưng bất lợi cho các cung thủ là không có khả năng phản đòn trước tấn công cận chiến. Một hệ tương quan phép thuật tương tự, cũng tồn tại và biến đổi qua mỗi game khác nhau. Trong Fire Emblem cho Game Boy Advance, light thắng dark, dark thắng anima, và anima thắng light. Ở những game khác, lửa thắng gió, gió thắng sấm sét, và sấm sét thắng lửa. Phép thuật là một loại vũ khí đặc biệt khi có để sử dụng để chiến đấu tầm xa lẫn cận chiến.

- Không như những game ngoài dòng, hầu hết vũ khí trong dòng Fire Emblem đều có một số lần sử dụng giới hạn và có khả năng gãy/vỡ. Bởi vậy, người chơi phải thường xuyên mua vũ khí thay thế hoặc sửa chữa lại vũ khí đã gãy/vỡ. Hiển nhiên, vũ khí yếu thường có số lần sử dụng cao hơn vũ khí mạnh.



- Không như Advance Wars và những game chiến thuật RPG khác như Final Fantasy Tactics, những đơn vị quân nhân tạo hòan toàn vắng bóng. Thay vào đó, Fire Emblem sử dụng một số lượng nhân vật đồ sộ đầy phong cách, mỗi nhân vật thuộc một class nhân vật trong dòng và có một tính cách lẫn quá khứ riêng. Ban đầu, đội quân của người chơi rất bé nhỏ khi mới bắt đầu game, nhưng dần dần, các đơn vị quân khác sẽ gia nhập đội quân này thông qua các sự kiện trong cốt truyện hoặc qua hành động của người chơi. Những game sau này của dòng thường có số lượng nhân vật có thể thu thập được vào khoảng 30 đến 50!



- Sử dụng các đơn vị quân trong chiến đấu giúp cho họ nhận được điểm kinh nghiệm; level của nhân vật sẽ tăng lên cứ mỗi 100 điểm kinh nghiệm. Việc tăng level của toàn bộ nhân vật là một thử thách thực sự, khi nhiều nhân vật mới gia nhập thường có level và chỉ số quá thấp, nhưng dựa vào yếu tố số lượng điểm kinh nghiệm được nhận được quyết định bởi khoảng cách level, nhân vật có level thấp sẽ nhận được nhiều điểm kinh nghiệm hơn nhân vật level cao khi tiêu diệt cùng một đối thủ. Bên cạnh chỉ số, nhân vật còn có level dùng vũ khí nằm trong những loại vũ khí nhân vật đó có thể sử dụng; level này biến đổi từ E (thấp nhất) đến S (cao nhất). Trong Radiant Dawn, level vũ khí SS được thêm vào, cao hơn level S. Nhân vật chỉ có thể sử dụng các vũ khí có level thấp hơn hoặc bằng level dùng vũ khí của bản thân, nhưng level dùng vũ khí này tăng lên khi sử dụng liên tục vũ khí.



- Tính lãng mạn và tình bạn là những yếu tố thường thấy xuyên suốt cả dòng Fire Emblem. Bắt đầu từ game thứ 6, Fūin no Tsurugi, nhân tố này đã được thăng hoa vào trong gameplay bằng các đoạn hội thoại support. Trong tựa Fire Emblem trên GBA, những đoạn hội thoại này diễn ra khi một đôi nhân vật nhất định kết thúc lượt bên nhau. Sau một thời gian dài cho các nhân vật ở bên nhau, người chơi có được một đoạn hội thoại support giữa hai nhân vật; quá trình này diễn ra ba lần. Path of Radiance biến đổi yếu tố này lại một chút khi các nhân vật chỉ cần chiến đấu bên nhau một số trận nhất định, không nhất thiết phải luôn ở cạnh nhau.



- Các nhân vật support cho nhau nhận được những chỉ số bonus, xuất hiện bất kì khi nào hai nhân vật support ở trong phạm vi 3 ô với nhau trên chiến trường. Nếu hai nhân vật có tình yêu, tình bạn thân, hoặc bất kì tình cảm nào diễn ra trong 3 đoạn hội thoại support, kết quả thường làm ảnh hưởng đến kết game (ending). Dựa vào tiến triển của nhân vật, các kết quả diễn ra thường là đám cưới, tình bạn vững bền, hay tiếp tục mối quan hệ.



- Những nhân vật Fire Emblem mất hết hit point (HP) sẽ chết và không thể trở lại game nữa. Yếu tố này ảnh hưởng đến toàn bộ các đơn vị quân trong Fire Emblem. Nếu người chơi muốn sử dụng một nhân vật đã chết, thì phải chơi lại chương mà nhân vật đó chết. Thêm vào đó, "Game Over" xuất hiện ngay khi các nhân vật chính trong cốt truyện ngã xuống, hoặc ở các tình huống người chơi không hoàn thành được mục tiêu đề ra. Chỉ ở những trường hợp đặc biệt, quan trọng đối với tiến triển câu chuyện, các nhân vật dù đã ngã xuống vẫn chưa chết, dù không tiếp tục chiến đấu được ở những trận kế. Trong một số trường hợp hiếm thấy, nhân vật đã ngã xuống trong chiến đấu vẫn trở lại sau này. Điển hình là trong Fire Emblem, game được chia làm 2 phần, với truyền thuyết về Lyn và Eliwood (hay Hector); tất cả các nhân vật trong câu chuyện của Lyn đều trở lại trong phần 2 dù họ đã sống hay chết ở phần một.



- Linh vật của dòng là một thánh tích, hoặc một cổ vật biến đổi theo dòng. Fire Emblem đầu tiên là một chiếc khiên. Trong bản remake Monshō no Nazo, các nhân vật chính có thể dùng Fire Emblem để mở các rương báu, và ở Book Two (phần 2 của game), nếu được nâng cấp bằng 5 viên ngọc, Fire Emblem trở thành Shield of Seals. Trong Seisen no Keifu, Fire Emblem không xuất hiện, nhưng đóng vai trò là gia huy của một dòng họ. Ở Fūin no Tsurugi và Fire Emblem, Fire Emblem là một viên ngọc tối cần thiết cho nghi lễ đưa một người thừa kế lên ngai vị và phong ấn đi rồng thiêng. Trong The Sacred Stones, Fire Emblem là một hòn đá; phong ấn linh hồn của một vị thần bóng tối, nhưng có hai mảnh, và đã bị đập vỡ. Trong Path of Radiance & Radiant Dawn, đây là tên của một chiếc thánh huy chứa đựng linh hồn của một thần bóng tối.

- Các vị trí chính của dòng Fire Emblem, thường được xác định bởi tên của đại lục mà game đang diễn ra. Ngoại trừ Akaneia và Barensia, được xác nhận là một phần của một thế giới, mỗi đại lục tồn tại trong một vũ trụ riêng với phiên bản Fire Emblem riêng mình. Game có cùng đại lục sẽ đơn thuần tiếp tục câu chuyện và mối quan hệ nhân vật. Điển hình là, Fire Emblem là tiền bản của Fūin no Tsurugi, và một số nhân vật có mối liên quan họ hàng với nhau.
- Hiện tại có 6 đại lục :
Akaneia: Ankoku Ryū to Hikari no Tsurugi – Monshou no Nazo
Barensia: Gaiden
Jugdral: Seisen no Keifu – Thracia 776
Elibe: Fūin no Tsurugi – Fire Emblem
Magvel: Sacred Stones
Tellius: Path of Radiance – Radiant Dawn
Games Fire Emblem
*Fire Emblem: Ankoku Ryū to Hikari no Tsurugi - Fire Emblem: Shadow Dragons and the Blade of Light - (JP)1990 - Famicom
*Fire Emblem Gaiden - Fire Emblem Gaiden - (JP) 1992 - Famicom
*Fire Emblem: Monshō no Nazo ("Mystery of the Emblem") - (JP) 1994 - Super Famicom, Virtual Console
*Fire Emblem: Seisen no Keifu ("Genealogy of the Holy War") - (JP) 1996 - Super Famicom, Virtual Console
*Fire Emblem: Thracia 776 - (JP) 1999 - Super Famicom
*Fire Emblem: Fūin no Tsurugi ("Sword of Seals") - (JP) 2002 - Game Boy Advance
*Fire Emblem: Rekka no Ken ("Blazing Sword") - Fire Emblem - (JP) 2003 (NA) 2003 (PAL) 2004 - Game Boy Advance
*Fire Emblem: Seima no Kōseki - Fire Emblem: The Sacred Stones - (JP) 2004 (NA) 2005 (PAL) 2005 - Game Boy Advance
*Fire Emblem: Sōen no Kiseki ("Trail of the Blue Flame") - Fire Emblem: Path of Radiance - (JP) 2005 (NA) 2005 (PAL) 2005 - Nintendo Gamecube
*Fire Emblem: Akatsuki no Megami ("The Goddess of Dawn") - Fire Emblem: Radiant Dawn - (JP) 2007 (NA) 2007 (PAL) March 2008 - Wii
*Fire Emblem DS Shin・Ankoku Ryū to Hikari no Ken - DS (JP) August 2008

- Một game Fire Emblem khác cũng đã được phát triển cho Nintendo 64, nhưng sau đó bị hủy.
Fire Emblem Main Theme Music



- Toàn bộ phần âm thanh cho Fire Emblem được soạn bởi Yuka Tsujiyoko hầu hết toàn dòng. Tám game đầu tiên trong dòng đều có những đoạn nhạc thuần nhạc cụ. Tuy nhiên, Fire Emblem: Path of Radiance đã phá vỡ truyền thống với bài hát "Life Returns" được hát bằng giọng của một chủng loài trong game. Phiên bản ca khúc có lời hát cho "Fire Emblem Main Theme" cũng xuất hiện trong Super Smash Bros. Brawl. Vì lí do ra mắt trên toàn cầu, phiên bản này được hát bằng tiếng Latin.

- Có những bài nhạc luôn hiện hữu trong Fire Emblem. Thường gặp nhất là "Fire Emblem Main Theme" luôn nổi lên vào những lúc thích hợp, với nhiều dụng ý khác nhau. Kể từ Fire Emblem: Seisen no Keifu, những khúc nhạc nền chiến đấu của các game Fire Emblem trước được biến đổi thành nhạc nền đấu trường. Một số trường hợp tương tự cũng có xảy ra. Âm nhạc trong game đã được phát hành ra trên nhiều đĩa tại Nhật.

Anime OVA - Fire Emblem



- Vào năm 1995, một anime OVA có tên Fire Emblem ra mắt; theo sát ba Act đầu tiên trong Monshō no Nazo và đã bị hủy chỉ sau 2 tập. Marth xuất hiện trong anime, và cốt truyện dựa trên game mà anh hiện hữu.

Card game



- Game Fire Emblem trading card được phát hành ra bởi NTT Publishing Co., Ltd. vào tháng 8 năm 2001. Sáu tựa game đã được phát hành trước khi game không xuất hiện nữa vào năm 2006. Ba tựa đầu dựa vào nhân vật trong Seisen no Keifu, tựa thứ tư xuất hiện các nhân vật từ Thracia 776, và bản mở rộng có các nhân vật từ cả hai game, nhưng nghệ sĩ thực hiện tranh là người khác. Hai tựa cuối thể hiện nhân vật đến từ Monshō no Nazo. Game trading card cũng y hệt như Fire Emblem trong chiến đấu, nhưng khác biệt ở chỗ người chơi chọn lựa các loại bài khác nhau như nhân vật, địa hình, vũ khí và card đặc biệt. NTT Publishing cũng đã phát hành đĩa nhạc và truyện Fire Emblem.
 

Kawaii

Super Princess Peach
- Thửa còn nhỏ, các tụ điểm chơi điện tử băng (hay còn gọi là NES) điện tử chơi trên đĩa mềm (SNES) luôn tấp nập đông đảo trẻ thơ đến chơi hằng ngày, hằng giờ. Thưở đó, dòng máy của Nintendo thật sự là thời kỳ hoàng kim, là ông vua của các hệ thống chơi game gia đình...

- Thời thế cũng dần đổi thay, hoài niệm đó cũng dần trôi về quá khứ, nhường lại cho những hệ máy tân tiến sau này. Nhưng hơn bao giờ hết, mình biết rằng những game cũ kỹ đó vẫn luôn sống mãi trong lòng các cậu nhóc, cô bé ngày xưa (giờ đã lớn khôn hết rồi) và những nhân vật đó là những nhân vật bất tử !!!



- Dàn máy SNES vô cùng cũ kỹ nhưng đầy phẩm chất cổ điển hớp hồn mình vào những trò chơi dễ thương vui nhộn, nắm bắt nhanh chóng, không khó khăn khi làm quen ^_^

- Mình nhanh chóng cuốn hút vào list game của tiệm game mà hay chơi hòi nhỏ và thấy (ủa sao có nhiều Mộc Đế thế này 3,4,5) mình chọn ngay theo cảm tính là phần nhỏ nhất (phần 3 đó) ban đầu mình cũng hông biết gì, vì game chỉ toàn tiếng Nhật thôi.



- Sau FE 3 --> 4 --> 5 ròi ---> 6,7,8 của hệ máy GBA nhưng hơn bao giờ hết mình luôn nghĩ về ngày xưa, cái thời ấu thơ mà huyền thoại Mộc Đế đã dìu dắt mình vào những cơn mộng say mê của một chiến lược gia thật thụ, mình tự hào là fan của Fire Emblem, của Nintendo...

- Thời gian gần đây, bỗng nhiên mình nhìn thấy lại thời thơ ấu của mình... cái cảm giác ngọt ngào vẫn còn đó... khi mình được chơi game Fire Emblem (Mộc Đế) bảng VN nữa chứ !!

- Nay có cơ hội để hiểu thêm về game mình yêu quý từ nhỏ, nên mình viết chủ đề này bằng những tình cảm của mình dành cho game, dành cho tuổi ấu thơ của mình, xem như một nơi lưu trữ ký ức, để một ngày nào đó bỗng nhìn lại... mình sẽ không quên và không bao giờ quên những bản anh hùng ca ngân nga mãi...

- Chơi game cũ... Suy nghĩ cũ... Con người cũ... Hoài niệm cũ... Tình yêu cũ... Cảm ơn asm65816 về món quà thật ý nghĩa từ Mộc Đế 3...
 

The dark knight

Leader of the Sable's Order
Cám ơn Kawaii nhé.
Nhân tiện, có ai biết bao giờ sẽ có FE12 tiếng Nhật không?
Nếu biết nói cho tớ luôn nhé, tớ mới quen một bạn người Nhật nên bọn tớ sẽ dịch FE12 ra tiếng Anh vậy(Có thể mình dịch sang tiếng Việt luôn nữa)
Nói chung là cám ơn nhé!!!:D
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Bình luận bằng Facebook

Pokémon Center

Pokémon Center Việt Nam

Cộng đồng Facebook của NintendoVN

Top