[NDS] Radiant Historia

Cửa hàng game Nintendo nShop

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

LightGem

Nightingale
Thành viên BQT




Info
Genre: Role-Playing Game
Developer: Atlus Co.
Publisher: Atlus Co.
Release Date: 02/22/11 (US)
Ratings ESRB: E10+

-------------------------------------------------------

Radiant Historia là dự án kết hợp của một số nhân vật chủ chốt trong dự án game Radiata Stories trên PS2 và nhóm làm game Shin Megami Tensei. Thành quả của họ là một game Time Travel có cốt truyện độc đáo và một system phức tạp đến mức nhóm làm game phải tổ chức một buổi hướng dẫn system cho những người vẫn chưa nắm được cách chơi. Dù gì đây cũng chỉ là tin ngoài lề thôi nên bạn đừng để tin này ảnh hưởng đến quá trình thưởng thức game của bạn vì thật ra lúc đầu game còn phức tạp hơn nữa kìa.


I.Cốt truyện

Câu chuyện bắt đầu từ rất lâu, khi thế giới đã gần đến hồi kết và mọi thứ dần dần trờ thành cát bụi. Có một nhóm người đã chạy thoát khỏi cơn đại họa này nhờ một nghi lễ có khả năng chặn đứng việc sa mạc hóa thế giới bằng việc hy sinh một mạng người. Nhiều năm trôi qua dấu tích sa mạc hóa chỉ còn là một vùng nhỏ nhưng nguy cơ sa mạc hóa vẫn còn đó và con cháu của những người sống sót ngày xưa tiếp tục duy trì nghi lễ hiến tế với gánh nặng cả thế giới trên vai. Đến một ngày một vật hy sinh không chấp nhận số phận và chạy trốn, đẩy thế giới trở lại thảm họa xưa.

Ở một nơi khác là cuộc chiến giữa đất nước Alistel và quân xâm lược Granorg. Sau một thời gian chống [imgalign=left]http://www.rpgfan.com/pics/Radiant_Historia/ss-130.jpg[/imgalign]trả kiên cường người dân Alistel bắt đầu thất thế trước quân lực đông đảo từ Granorg. Trong vai mật vụ Stocke của Alistel bạn có nhiệm vụ chấm dứt cuộc chiến kéo dài đang làm đất nước suy yếu này đồng thời thực thi nhiệm vụ mà số phận đã giao cho bạn: khám phá bí mật về nghi lễ bí mật kia đồng thời ngăn chặn sự sụp đổ lần nữa của thế giới.

Cốt truyện đơn giản là thế, càng về sau mọi thứ càng trở nên phức tạp hơn khi nhiệm vụ Stocke được giao tưởng chừng như có thể giúp được Alistel hóa ra lại trở thành hại. Càng đi vào tìm hiểu chân tướng sự việc Stocke nhận ra những điều mình tin tưởng hóa ra chỉ lả giả dối. Còn nhiều lắm những sự kiện không thể phân biệt trắng đen (mà một đầu óc 10 tuổi khó thể tiếp nhận được nếu không có người lớn đi kèm). Lần theo từng manh mối và xung đột của thời gian bạn sẽ giúp Stocke giải được câu đố đâu là sự thật trong những điều giả dối.


White Chronicle

Trong vai một người bình thường cho dù có tài giỏi đến đâu bạn cũng không thể làm được gì nhiều cho thế giới, vì thế từ đầu game bạn sẽ được cho một quyển sách kì lạ có khả năng quay lại thời gian và không gian được gọi là "White Chronicle". Quyển sách này giống như là nhật kí của Stocke vậy, nó ghi lại những sự kiện và những thời điểm quan trọng trong đời Stocke từ khi anh bắt đầu sở hữu quyển sách. Điểm khác duy nhất là nó có khả năng đảo chiều không thời gian xung quanh Stocke đưa anh trở lại thời điểm mình muốn với đầy đủ... thương tật. Những người xung quanh anh cũng được đưa trở lại dù họ không hoàn toàn cảm nhận được điều này.

Từ lúc sở hữu quyển sách bạn sẽ thấy cốt truyện được mở ra sâu hơn và rộng hơn, cụ thể là bạn sẽ có 2 nhánh cốt truyện để đi, một nhánh được gọi là Standard History, nhánh kia là Alternative History. Mỗi nhánh sẽ có một hướng đi riêng bắt đầu từ lựa chọn có gia nhập lại vào quân đội của Stocke hay không. Dù bạn chọn nhánh nào thì cuối cùng game cũng sẽ trở về với một Ending duy nhất thôi.


[imgalign=left]http://www.rpgfan.com/pics/Radiant_Historia/ss-024.jpg[/imgalign]Một điểm quan trọng trong cốt truyện của game là bạn không bao giờ đi hết theo một nhánh lịch sử được mà phải liên tục chuyển qua lại giữa 2 nhánh để lần mò những khúc mắc, những gián đoạn của lịch sử để sửa lại những đoạn này theo một hướng tốt đẹp hơn. Mỗi lựa chọn của bạn trong một nhánh lịch sử sẽ ảnh hưởng nhất định đến nhánh kia và nhiều đoạn trong game bạn cũng bị buộc phải quay sang nhánh khác tìm đường giải mới đi tiếp nhánh hiện tại được. Bạn cũng không cần lo trong lúc sửa sai vô tình bạn lại làm hỏng gì đó dẫn đến tương lai bị hủy hoại, hình phạt cho bạn chỉ là một kết thúc sớm thôi. Các kết thúc này bạn không cần phải chờ đến gần hết game, chỉ ngay sau khi bạn theo lựa chọn sai game sẽ hiện kết thúc này ra cho bạn. Ưu điểm của cách này là bạn có thể tập trung hơn vào cốt truyện chính mà không cần sợ lãnh hậu quả về sau (chỉ cần bạn nhớ một quyết định sai có thể thay đổi số phận một đời người thế nào). Sau khi đã chứng kiến kết thúc giả bạn sẽ được 2 đứa trẻ trông giữ White Chronicle là Teo và Lippti gởi lại vào một thời gian khác để sửa sai, kết quả là dù làm gì bạn cũng đều đi theo một đường thẳng nhất định nên về mặt nào đó có thể nói game có một kết thúc khá tuyến tính dù kèm theo đó là rất nhiều Bad Ending (có thể làm bạn bất ngờ vì quá... hợp lí).


Đi kèm với các sự kiện chính là các quest nhỏ được sắp xếp dọc theo dòng sự kiện. Để lấy quest bạn phải siêng nói chuyện với người dân và kiểm tra White Chronicle. Các quest này bạn có thể làm hoặc không nhưng nếu bỏ qua thì bạn đã bỏ mất khá nhiều trang trong White Chronicle rồi đấy. Một số quest có ảnh hưởng trực tiếp đến cốt truyện chính nên nếu bạn đang nhắm tới kết thúc tốt đẹp thì đừng bỏ qua trang sách nào. Thực hiện các quest này cũng giúp bạn ôn lại các diễn biến chính và tìm hiểu thêm về những sự kiện phụ có thể dẫn đến kết thúc chính cho game.

[imgalign=right]http://www.rpgfan.com/pics/Radiant_Historia/ss-128.jpg[/imgalign]Cách nhóm làm game sắp xếp các sự kiện lịch sử khá khoa học. Mỗi sự kiện được chia thành từng trang trong một dòng lịch sử, bạn có thể vào đó để tra xem sự kiện bạn đang tìm ở nhánh lịch sử nào và ở thời điểm nào. Nếu có một sự thay đổi nào đó trong lịch sử thì quyển sách sẽ đưa bạn thẳng vào trang đó để bạn không mất thời gian rà lại (tổng cộng có khoảng vài... trăm sự kiện được ghi lại nên mò tìm lịch sử mà không nắm được khoảng thời gian cũng nản lắm). Các Bad Ending được game ghi lại với dạng những trang sách màu đỏ bị rách, các sự kiện bình thường hoặc quest phụ là những trang sách nâu bình thường, còn những trang sách màu xanh có hình cánh cổng là các "node" đánh dấu khoảng thời gian bạn có thể quay lại. Bạn chỉ được phép quay lại thời gian từ những trang sách xanh này chứ không nhảy lung tung được, bạn cũng chỉ dùng được phép xuyên thời gian khi gặp điểm save và trở về cũng tại điểm save. Nhờ thiết kế này nên game hạn chế được những người lười nhác, thấy đánh không lại nên bỏ chạy vào khoảng thời gian nào đó rồi quay lại sau, là quân tử thì phải đánh nhau đường đường chính chính chứ.


II.Hình và âm

Game có góc nhìn từ trên xuống, mô hình nhân vật trong game được dựng bằng 2D còn cảnh nền và các chi tiết khác được dựng hoàn toàn bằng 3D, cách dựng hình này làm game trở nên sống động hơn và với nhiều người có thể gợi lại cảm giác từng có khi chơi các game RPG trên các nền máy cũ như SNES, PlayStation. Chuyển động của nhân vật khá tự nhiên dù không dùng nhiều sprite. Hiệu ứng phép thuật của game khá đơn giản, không cầu kì với các hiệu ứng chìm nổi, hoa lá cành như xu hướng game hiện giờ.


Thiết kế nhân vật trong game rất đẹp dù hơi bị rườm rà hóa. Cách thiết kế quần áo trong game dựa theo trang phục xưa của vua chúa châu Âu kết hợp với cách tạo điểm nhấn hiện đại giúp các nhân vật trong game có được một ấn tượng không lẫn vào đâu được. Thiết kế áo giáp trong game cũng rất đẹp, nhìn vào bộ giáp của các nhân vật bạn có thể đoán được cách chiến đấu của từng nhân vật ra sao. Những nhân vật có cách chiến đấu nhanh thì giáp nhẹ, những nhân vật phụ thuộc vào sức mạnh thì giáp nặng và được phủ kín toàn thân. Giáp của các nhân vật nữ không bị bóc gỡ như nhiều game hiện tại mà được phủ theo ý thích của nhân vật, nhìn an toàn và tạo được cảm giác đe dọa nhưng vẫn không làm mất đi vẻ nữ tính (dù chi tiết này cũng chẳng giúp gì trong chiến đấu).

Ảnh nhân vật trong các đoạn hội thoại được cắt ra từ ảnh trong status, các nét được kẻ đậm lên để truyền tải không khí hơi u tối của cốt truyện (bạn có thể so với bìa game để thấy rõ). Chỉ tiếc là các nhân vật không có thay đổi biểu cảm khi nói chuyện.

Các cảnh 3D game được làm rất tốt cho dù nhà sản xuất vẫn chưa dùng hết phần cứng của DS. Cả game bạn sẽ không thấy một map quá 2 lần, mỗi map đều được bố cục, thay đổi một vài chi tiết nhỏ giúp thế giới của game thật hơn. Tông màu chung của game lúc đầu khá buồn, về sau khi đi vào sâu trong lục địa bạn mới thấy được những tông màu vui tươi hơn.

[imgalign=right]http://www.rpgfan.com/pics/Radiant_Historia/ss-136.jpg[/imgalign]Về phần menu game bố trí rất trực quan, các thao tác bạn có thể thực hiện đều được hiển thị ở màn hình dưới kèm bên cạnh là nút bấm tương ứng. Lúc chiến đấu các nút lệnh được sắp xếp xung quanh các nhân vật để không làm vướng tầm nhìn của bạn, tuy nhiên vẫn có nhiều chỗ bạn nên dùng nút hơn, như lúc chọn mục tiêu. Game cũng dùng màn hình cảm ứng để di chuyển nên bạn có thể dùng 100% màn hình cảm ứng hoặc kết hợp với các nút điều khiển trong quá trình chơi. Phần menu của game chỉ thiếu mỗi phần bản đồ từng khu vực để bạn không bị lạc đường khi lần mò lại khu vực cũ sau khi nghỉ game một thời gian, và có lẽ là một lựa chọn suspend để save game tạm thời nếu bạn có việc bận đột xuất.

[imgalign=left]http://www.rpgfan.com/pics/Radiant_Historia/ss-105.jpg[/imgalign]Phần nhạc nền của game được soạn bởi nữ soạn nhạc Shimomura Yoko (nổi tiếng với các bản nhạc trong series Mario & Luigi RPG, Kingdom Heart và gần đây là The 3rd Birthday, Xenoblade...). Các bản nhạc do bà Yoko soạn gần như là được đóng dấu đảm bảo chất lượng rồi, cho dù bạn nghe không thấy hay thì cũng không thể chê là nhạc dở đựợc. Nếu lúc đầu bạn đặt mua game thì bạn có thể thưởng thức kĩ hơn cảm giác cổ điển mà game muốn mang lại với các bài nhạc chính của game được soạn cho Piano.

Phải nói là nhạc trong game hơi ít nhưng được kết hợp vào cốt truyện rất hợp lí. Mỗi bài nhạc được gán cho một diễn biến tâm lí của nhân vật nên dù bị lặp lại khá nhiều bạn vẫn không thấy nhàm chán vì nhạc rất hợp không khí. Do game không có lồng tiếng nhân vật nên bạn sẽ dễ dàng cảm được không khí chung của cốt truyện mà không bị phân tâm. Cả không khí chung của game có thể được gói gọn vào trong một bài nhạc, "(A Place) Where Wind and Feather Return".


[YOUTUBE]Lw3e-TGMqY0[/YOUTUBE]​



III.Battle System


Hệ thống chiến đấu của game gần giống như một game dàn trận theo lượt. Bạn và đối thủ bắt đầu chiến đấu trên các ô vuông, bên bạn là 1x3 còn đối thủ là 3x3, 2 bên cũng sẽ chia nhau một bảng thứ tự (hiển thị ở mành hình trên), sau khi đã chọn hành động cho mỗi nhân vật game sẽ bắt đầu cho 2 phe đi theo thứ tự trên bảng, nếu một nhân vật bị chết trước khi đến lượt thì lượt sau sẽ nhường cho nhân vật kế tiếp. Sau khi hết một lượt bạn và đối thủ sẽ tiếp tục chọn hành động và mọi thứ sẽ tiếp tục đến khi một phe hết quân. Điểm lạ của cách chơi này là bạn có thể chọn nhường thứ tự trên bảng này theo ý thích, nếu muốn bạn còn có thể nhường lượt cho quân địch, lúc này nhân vật của bạn sẽ trở thành màu đỏ và nếu bị dính đòn bạn sẽ mất máu nhiều hơn bình thường.


Để bù cho việc bị mất máu nhiều thì khi đánh được liên tục nhiều HIT lên một đối thủ sức mạnh của đòn đánh sẽ được tăng lên theo số HIT, do đây không phải là game hành động nên số HIT khi đánh liên tục của bạn sẽ được giữ nguyên. Cụ thể là khi nhân vật A đánh được 2 HIT thì đòn tiếp theo của nhân vật B sẽ là 3 HIT thay vì bị reset thành 1, và nếu nhân vật C đánh nữa thì sẽ thành 4 HIT. Kết thúc trận đấu bằng nhiều HIT cũng sẽ làm tăng phần thưởng cuối trận.

Việc thay đổi thứ tự đánh còn có một lợi thế nữa là giúp bạn dồn phe địch vào một ô để đánh tập trung, nếu chỉ trong 2-3 lượt bạn không làm được, coi như là hy sinh cái nhỏ để lấy cái to. Để dồn quân thì bạn cần phải dùng các skill tốn MP, có thể dồn quân sang trái, phải, trước, sau nhưng quan trọng là trong đội hình của bạn có nhân vật có skill hướng quái theo hướng bạn muốn. Lúc sau nhân vật của bạn còn học được skill đánh quái văng lên trời nữa, những skill này sẽ giúp bạn lấy thêm 1 HIT dễ dàng với sát thương khá cao. Trước khi dùng skill bạn cũng nên để ý xem skill đó là đánh nhiều mục tiêu hay một mục tiêu, nếu nhìn nhầm có thể đội của bạn sẽ phải hy sinh oan uổng vì khi lệnh đã ra là không rút lại được, cũng vì thế game hỗ trợ bạn phần coi trước hiệu ứng của skill để tránh những trường hợp đáng tiếc này.


Skill trong game ngoài việc phân biệt theo đánh tập trung và đánh diện rộng còn được phân biệt theo loại sát thương, sát thương vật lý hay phép thuật. Sát thương vật lý (hình thanh kiếm) sẽ bị ảnh hưởng bởi khoảng cách, sát thương phép thuật (hình gậy phép) có thể đánh mọi khoảng cách mà không bị giảm sát thương, trường hợp đặc biệt là loại quân mang vũ khí tầm xa như cung, nỏ sẽ không bị áp dụng luật này. Một loại skill khác là loại hỗ trợ giúp quân bạn sống dai hơn ở những trận đánh khó. Dĩ nhiên quân địch cũng có các skill này nên với loại có khả năng hỗ trợ theo ô bạn cần nhanh tay giải quyết trước hoặc kéo quân địch ra khỏi tầm hiệu ứng của ô phép.

Do trong game quân địch toàn đi theo nhóm (dù trên map chỉ xuất hiện một quân) và thường nhóm này sẽ có hơn 3 quân nên trừ khi bạn có nhiều skill diện rộng có thể đánh 1 lần 1 nhóm, còn không thì nên lợi dụng triệt để việc dồn quân để phát huy hết hiệu quả của các skill tập trung. Sau khi đánh thắng một nhóm quân địch nếu trên màn hình của bạn còn nhóm nào thì nhóm đó cũng bị cho biến mất luôn, khá tiện nếu bạn đang cần chạy trốn hoặc đang thiếu MP. Nếu muốn quân địch xuất hiện lại bạn chỉ cần chạy sang map khác rồi chạy ngược lại. Số lượng và chủng quân của các nhóm là không thay đổi nên bạn có thể chuẩn bị trước kế hoạch khi đánh lần 2, tuy nhiên khi sang timeline khác quân địch sẽ được thay bằng các nhóm mạnh hơn. Với việc thêm vào yếu tố chiến thuật trong trận đánh bạn có nhiều hy vọng vượt qua các trận đánh khó khăn trong game nhờ chiến thuật hợp lí hơn là trông chờ vào kết quả của việc cày level.


Các trận đánh bình thường​

Một trận đấu thông thường sẽ bắt đầu bằng việc bạn chạm vào quân địch, hoặc quân địch phát hiện ra bạn và chạy lại, nếu lúc này bạn quay lưng lại thì game sẽ tính như là bạn bị "phục kích", lúc này phe địch sẽ được đánh đầu tiên còn bạn sẽ bị bỏ mất lợi thế về tốc độ. Để "phục kích" quân địch bạn cần canh sao cho Stocke rút kiếm khi gần bị chạm đến khi thấy dấu "Zzz." xuất hiện trên đầu quân địch, có thể cú chém đầu tiên sẽ không hiệu quả nên bạn cần chuẩn bị tinh thần cho 2-3 cú tiếp theo. Khi "phục kích" thành công phe địch bạn sẽ được thưởng thêm một ô lượt đi nữa, quý lắm đấy.

[imgalign=right]http://www.rpgfan.com/pics/Radiant_Historia/ss-111.jpg[/imgalign]Những trận đánh đầu tiên bạn nên làm quen với việc thay đổi thứ tự để lấy lợi thế (cũng như chuẩn bị sẵn đội hình cho tình huống bất lợi) vì cấp độ quái của game lên khá nhanh, chưa kể nếu lúc đầu bạn đi nhầm sang nhánh khó thì số lượng quái cũng như sức mạnh của chúng sẽ hơn bạn nhiều lần. Bạn cũng cần chú ý số sát thương của nhân vật lên quái để tính toán xem nên đánh bao nhiêu cú là vừa, nếu bấm bừa thì dù quái đã chết nhân vật của bạn vẫn sẽ tiếp tục đánh chứ không biết tự động chuyển mục tiêu như nhiều game thường làm. Một mẹo nhỏ nếu bạn ngán việc thay đổi chiến thuật liên tục là nút Auto, lúc này game sẽ tự tính sát thương và số đòn đánh cần thiết cũng như tự động chuyển mục tiêu, nhưng do cách game bố trí quân như đã nói ở trên bạn ít khi có cơ hội dùng nút này mãi đến sau khi phe bạn đủ mạnh và bạn đang đi lại... từ đầu game. Lúc ban đầu bạn nên hài lòng với việc dùng Auto để dọn dẹp những gì còn sót lại thôi.






[imgalign=right]http://i.imgur.com/8jQS1.png[/imgalign]
IV.Tổng kết chung

Là một trong những game RPG (tiếng Anh) cuối đời của DS game đã làm rất tốt nhiệm vụ là để lại cho người chơi những kỉ niệm đẹp với hệ máy một thời huy hoàng này. Với một cốt truyện được đầu tư kĩ lưỡng, hệ thống thời gian phức tạp nhưng được sắp xếp hợp lí bạn sẽ không mấy khó khăn để đi sâu vào game. Game cũng là một trong số những Time Travel hiếm hoi khiến bạn không mệt mỏi khi phải liên tục trở lại timeline trước nhờ vào cách bố trí sự kiện hợp lí và nút 'skip' hội thoại. Các trận đánh ngẫu nhiên cũng bị loại bỏ, thay vào đó là hệ thống "phục kích" và "tàng hình" giúp bạn tránh được các trận đánh không mong muốn. Hệ thống chiến đấu của game được cải tiến lên từ các game trước đó với yếu tố chiến thuật được chú trọng, tạo cho bạn một cảm giác thỏa mãn sau khi điều binh và hoàn thành trận đánh với quân địch đầy màn hình chỉ sau 1 lượt đánh.

Do muốn dựng hình theo phong cách cổ điển với tông màu nâu vàng nên game không được bắt mắt với đa số game thủ thích đồ họa tươi sáng hiện đại, chắc cũng vì thế nên game không nhận được nhiều sự quan tâm (một phần khác có lẽ do diễn biến lúc đầu của game khá chậm), nhưng chỉ cần chơi qua vài giờ trong game bạn sẽ thấy khó mà dứt ra được cốt truyện vì phải liên tục suy nghĩ tìm hướng giải quyết các vấn đề trong game cũng như xâu chuỗi các sự kiện lại để đến được True Ending.


Thỉnh thoảng sau nhiều giờ chơi các game hiện đại với đồ họa đẹp và gameplay chóng mặt làm bạn cảm thấy muốn chơi lại một game cũ cũ với tiết tấu chậm thì đừng ngần ngại chọn lấy Radiant Historia. Hệ thống chiến đấu của game sẽ giúp bạn cân bằng lại còn hình ảnh của game sẽ giúp bạn đỡ mỏi mắt vì phải liên tục theo dõi các chi tiết trên màn hình TV. Một điều nữa là game không có kết thúc thật sự, chỉ cần bạn quay lại thời gian là mọi chuyện sẽ trở lại như lúc đầu. Kết thúc thật sự chỉ đến khi bạn muốn kết thúc game để đi ngủ thôi.


Mở cửa và quyết định số phận thế giới




V.Phụ lục

Một số nhân vật chính trong game
(warning, spoil ahead)

[imgalign=right]http://images2.wikia.nocookie.net/__cb20110404022837/radianthistoria/images/thumb/2/2c/Rh_icon01.jpg/150px-Rh_icon01.jpg[/imgalign]

Stocke (ストック Sutokku): Là mật vụ dưới quyền Heiss, sở hữu quyển White Chronicle. Tuy là người ít nói nhưng thật ra anh rất quan tâm đến những người xung quanh, sẵn sàng lao mình vào nguy hiểm để bảo vệ an toàn cho đồng đội. Anh được đồng đội tin tưởng tuyệt đối nhờ khả năng xử lí được mọi tình huống khó khăn (một phần cũng nhờ vào quyển White Chronicle). Lúc đầu có thể bạn chỉ thấy Stocke như là dạng nhân vật điển hình trong RPG, càng về sau bạn sẽ càng khâm phục Stocke hơn vì cách mà anh đối xử với mọi người xung quanh.




[imgalign=left]http://i.imgur.com/D9DKU.jpg[/imgalign]
Raynie (レイニー Reinī): Một mật vụ khác dưới quyền Heiss. Cô và Marco là đồng đội từ lúc còn trong nhóm đánh thuê đến khi nhóm này bị tiêu diệt hoàn toàn (bởi Heiss) và chỉ còn 2 người sống sót. Vì chịu ơn Heiss nên cô và Marco tình nguyện đầu quân cho Heiss đến khi được chuyển sang giúp đỡ cho Stocke. Là người có vẻ ngoài mạnh mẽ nhưng thật ra cô lại khá yếu đuối và cũng còn chút nữ tính. Cô là cao thủ về thương và các phép tấn công thuộc tính.



[imgalign=right]http://images3.wikia.nocookie.net/__cb20110404023056/radianthistoria/images/thumb/1/16/Rh_icon02.jpg/150px-Rh_icon02.jpg[/imgalign]


Marco (マルコ Maruko): Đồng đội và cũng là người trông nom Raynie. Cả 2 quen biết nhau khi cùng làm việc trong nhóm đánh thuê và sau này cùng làm việc cho Heiss. Là người thực tế và kĩ tính nên trong nhóm cậu là người bổ sung hoàn hảo cho Raynie. Trong chiến đấu Marco có vai trò là người hỗ trợ cho cả nhóm.




[imgalign=left]http://i.imgur.com/MyUw3.jpg[/imgalign]
Rosch (ロッシュ Rosshu): Bạn chiến đấu cũ của Stocke, hiện tại là đội trưởng đội tân binh Alistel, đã lập được vô số chiến công dù anh còn khá trẻ. Tuy là người cởi mở nhưng đôi khi anh cũng rất cứng đầu, nhất là đối với những vấn đề liên quan đến Stocke, vì bản tính đó mà trong game anh bị vùi dập khá nhiều và những lần đó Stocke đều đến để giúp đỡ anh. Tay trái của anh đã mất sau một cuộc chiến, cánh tay hiện tại của anh là một vũ khí lợi hại dùng công nghệ Thaumatech, kết hợp với bộ giáp đồ sộ khiến anh trở thành ác mộng với quân địch mỗi khi xuất hiện trên chiến trường.



[imgalign=right]http://images1.wikia.nocookie.net/__cb20110404023642/radianthistoria/images/thumb/a/ab/Rh_icon04.jpg/150px-Rh_icon04.jpg[/imgalign]

Eruca (エルーカ Erūka): Đương kim công chúa của Granorg, nổi bật với sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành nên mỗi khi trốn khỏi cung điện cô phải mang một tấm áo choàng để che mắt người khác. Do bất bình trước cách cai trị của mẹ kế cô bí mật lập ra một nhóm phiến quân để giúp đỡ người dân đồng thời tìm cơ hội lật đổ mẹ kế. Dòng dõi hoàng gia của cô là hậu duệ của những người đã chạy thoát khỏi thảm họa sa mạc hóa năm xưa. Cô dùng một khẩu súng bắn ra ánh sáng làm vũ khí.




[imgalign=left]http://i.imgur.com/ccvSL.jpg[/imgalign]
Aht (アト Ato): Cô bé dễ thương của tộc Satyros, một trong 2 tộc người thú sinh sống trên lục địa Vainqueur. Cô bé được xem là pháp sư của tộc dù cô không biết từ đó nghĩa là gì. Cô và một nhóm người Satyros phiêu lưu từ nơi này sang nơi khác với vỏ bọc là những vũ công tự do để thu thập tin tức. Từ lúc đầu gặp cô đã thần tượng Stocke nên khi thấy Eruca hay gần gũi với Stocke cô bé rất khó chịu.




[imgalign=right]http://images3.wikia.nocookie.net/__cb20110404024204/radianthistoria/images/thumb/c/c6/Rh_icon17.jpg/150px-Rh_icon17.jpg[/imgalign]

Gafka (ガフカ Gafuka): Một chiến binh của tộc người thú Gutral. Ông sở hữu những cú đấm đầy uy lực cùng khả năng điều khiển "khí" hoàn hảo giúp ông trở thành một trong những chiến binh mạnh nhất của tộc. Do phạm vào luật cấm nên ông bị trục xuất khỏi tộc và sau đó đến sinh sống tại Celestia, quê hương của người Satyros.





[imgalign=left]http://i.imgur.com/1nsNm.jpg[/imgalign]

Heiss (ハイス Haisu): Người sáng lập cơ quan tình báo của Alistel. Bề ngoài lụ khụ của Heiss khiến cho người khác lầm tưởng đây chỉ là một nhân viên bàn giấy bình thường. Kì thực Heiss rất mạnh và còn là người sở hữu Black Chronicle, quyển sách đối lập với White Chronicle.

Bonus

VI.Lời cuối

 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Bình luận bằng Facebook

Pokémon Center

Pokémon Center Việt Nam

Cộng đồng Facebook của NintendoVN

Top